Translate

19 tháng 10, 2011

THỦ LĨNH GIAO TIẾP HIỆU QUẢ

Bạn hãy nghe tôi ! Có nhiều cách để giao tiếp hiệu quả hơn ngoài khả năng thể hiện bản thân bằng lời nói. Bạn phải sẵn sàng và có khả năng lắng nghe người khác! Học cách lắng nghe là đã thắng hơn một nửa trận chiến.
Thủ lĩnh giao tiếp hiệu quả
Lắng nghe là cách bạn tìm hiểu những gì đang xảy ra và làm thế nào nó ảnh hưởng đến người khác. Thông thường, khi có vấn đề trong một tổ chức, đó là vì các nhà lãnh đạo đã không lắng nghe những gì đang xảy ra cho đến khi quá trễ và rơi vào tình thế đã rồi. Có hai việc bạn có thể làm để phát triển kỹ năng nghe:
  1. Thực hành cách đặt câu hỏi hiệu quả.
Hãy suy nghĩ về câu hỏi mà bạn cần phải đặt ra và chuẩn bị câu hỏi hay. Bạn cần nghe những câu trả lời từ những người khác, do đó, không nên có bất cứ khái niệm nhận định nào trước về họ,.
 2. Tìm kiếm thông tin phản hồi. 
Cho và nhận được phản hồi là một tình huống win-win, đôi bên cùng có lợi. Lấy ý kiến phản hồi từ tất cả các thành viên của đội nhóm, hoặc tổ chức, và lắng nghe với một tâm thế cởi mở. Bạn cần phải giữ cho được sự cởi mở ấy để đánh giá hiệu quả các câu trả lời bạn nhận được. Điều này cũng sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa các thành viên trong tổ chức.
Là một thủ lĩnh, bạn thậm chí sẽ có lúc, và hết lần này đến lần khác, có thể cung cấp những tin xấu cho các thành viên tổ chức của bạn.  Đây là khi các kỹ năng lắng nghe của bạn trở nên quan trọng và cần thiết nhất. Bạn phải thật sắc sảo hết mức có thể trong quá trình lắng nghe phản hồi từ các thành viên trong một tình huống xấu để có thể xác định mức độ của những tác động này đối với  từng người nói riêng và và  cả tổ chức nói chung. Có một chuỗi các cảm xúc mà tất cả mọi người đều trải qua khi họ nghe tin xấu. Bắt đầu với cảm giác bị sốc, tiếp đến là giận dữ, chuyển sang từ chối, và cuối cùng là chấp nhận. Sau khi bạn nói với họ về các tin tức, bạn phải trở thành một người nghe xuất sắc hàng đầu. Bạn phải đặt ra những câu hỏi đúng và yêu cầu thông tin phản hồi để bạn biết mọi người đang cảm thấy như thế nào. Một khi bạn làm điều này, bạn có thể giúp họ vượt qua các giai đoạn để chấp nhận tình hình. Mỗi người thủ lĩnh nào rồi cũng phải đối mặt với một số hình thức của cuộc xung đột tại một thời điểm lúc này hay lúc khác.
Là thủ lĩnh, bạn sẽ là người mà cả nhóm hướng đến để khi cần giải quyết vấn đề. Xung đột nên được giải quyết nhanh chóng để không kéo dài ảnh hưởng đến người đứng đầu của tổ chức hoặc người có liên quan. Những vấn đề dây dưa hệ lụy, có thể gây giảm năng suất, đưa ra các quyết định kém thiện chí và phá hủy các mối quan hệ. Xung đột không thể bỏ qua, chỉ  có thể hy vọng rằng nó sẽ chóng qua đi mà thôi. Nếu bạn không cảm thấy thoải mái xử lý giải quyết xung đột hay đương đầu với xung đột, bạn không phải là một thủ lĩnh. Đơn giản là thế!
Sức mạnh của bạn khi là một thủ lĩnh sẽ được đo bằng nhận thức của bạn về cuộc xung đột và khả năng của bạn để giải quyết nó. Nếu bạn không, hoặc không thể thực hiện các chức năng này, bạn sẽ mất đi sự tôn trọng của đội nhóm và mọi người sẽ bắt đầu rời khỏi tổ chức hay làm gián đoạn tiến trình phát triển.
Giao tiếp là chìa khóa để giải quyết xung đột.
Có một vài bước bạn có thể thực hiện trong những tình huống như thế này.
Đầu tiên là thu thập thông tin. Lắng nghe quan điểm của tất cả các bên. Lấy ý kiến của người bên ngoài nếu bạn cảm thấy là cần thiết. Các quan điểm rất có thể sẽ hoàn toàn khác nhau. Bạn cần phải biết những cảm xúc đi cùng với các sự kiện từ tất cả các bên để giải quyết cuộc xung đột thành công. Bạn phải đặt ra những câu hỏi khó và lắng nghe câu trả lời để xác định đường dẫn chính xác cho việc thực hiện giải pháp. Làm rõ các vấn đề. Xác định lại những điểm đã được thực hiện và yêu cầu người đính chính cho bạn nếu bạn hiểu lầm những gì họ đã nói hoặc cảm thấy. Xác định  ranh giới chung.
Di chuyển đến lãnh thổ trung lập. Điều này rất quan trọng để không có chuyện một bên có lợi thế, trong khi bên kia bất lợi. Cho dù điều này là nhận thức hoặc thực tế, nó cũng sẽ đóng một vai trò trong việc giải quyết cuộc xung đột và có thể gây thù oán đối với bạn từ một bên này hay bên khác. Nếu một người cảm thấy bị coi thường, hoặc rằng bạn đặt họ vào tình thế bất công, bạn đã mất đi sự tôn trọng của họ.
Sử dụng quyền lực của bạn với tư cách là thủ lĩnh để xác định các cuộc thảo luận sẽ diễn ra ở đâu và vào lúc nào, bạn sẽ tiến hành ra sao . Hãy nhớ rằng, bạn đang gánh vác trọng trách, họ đến với bạn để được giúp đỡ! Nếu bạn cần phải kéo mọi người ngồi lại nói chuyện với nhau, sắp xếp một cái bàn tròn là tỏ thiện chí nhất. Tạo một kế hoạch hành động. Hãy là một người hòa giải nếu có thể và để cho các nhóm tự tìm ra các kế hoạch giải quyết. Nếu như tổ chức này quá lớn hoặc hoàn toàn không thống nhất, bạn sẽ cần phải bước vào và đưa ra giải pháp, chỉ định người nào sẽ thực hiện những hành động gì. Hãy chắc chắn đã thiết lập một thời hạn deadline cho các hành động và phân công trách nhiệm cho họ hoàn thành. Trao đổi về những việc bạn đã phân công, và đảm bảo chúng được hoàn toàn rõ ràng đối với mọi người tham gia và kiểm tra kỹ nhằm đảm bảo họ đã hiểu ý của bạn một cách chính xác.
Nếu xung đột không thể giải quyết được (rất hiếm nhưng cũng có xảy ra) bạn sẽ cần phải tự thực hiện các quyết định nào tốt nhất cho cả tổ chức và cho sứ mệnh nói chung.  Công bố cho toàn tổ chức rằng bạn đã có quyết định và thực hiện những động thái mà bạn cảm thấy là tốt nhất cho tất cả mọi người và giải thích lý do tại sao bạn cảm thấy như vậy.
Xung đột thực sự tốt cho sức mạnh của tổ chức. Nó có thể có thể phơi bày sự khác biệt về ý kiến để tạo ra cơ hội trao đổi ý kiến để giúp thúc đẩy bạn và toàn tổ chức tiến về phía trước. Điều quan trọng là không để cho những thất vọng hạn chế ấy làm ảnh hưởng xấu đến năng suất hoặc làm cho có người bỏ cuộc. Bạn phải hành động nhanh chóng và thậm chí là kiên quyết trong những tình huống này. Mục tiêu của bạn là khiến cho sự giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm trở nên chính chắn, hợp tác và vững bền hơn. Đây là loại giao tiếp cho phép lời nói, tư tưởng và thông điệp sẽ được chuyển giao với một sự cân bằng cảm xúc và sức mạnh trí tuệ. Là một thủ lĩnh, bạn phải hiểu rằng mọi người sẽ trả lời xuất phát từ cảm xúc trước tiên và logic không đóng vai trò gì ở đó. Cho họ thời gian để chuyển đổi từ cảm xúc sang đầu óc để họ có thể giải thích được các vấn đề bằng lý trí, chứ không phải là tình cảm.
Đừng phán xét, và cho phép mọi người thể hiện mình. Độ nhạy cảm của bạn rất quan trọng và bạn không thể bỏ qua những cảm xúc liên quan. Vì vậy, hãy là một minh chứng tuyệt vời. Hành động của bạn sẽ có ý nghĩa mạnh hơn lời nói của bạn! Bạn sẽ không có được sự tôn trọng từ đội nhóm của bạn nếu "lời nói không đi đôi với hành động" Và hãy học cách lắng nghe!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét